HƯỚNG DẪN ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Xu hướng đeo kính áp tròng đang được khá đông đảo các bạn trẻ hưởng ứng bởi tính thời trang và tiện dụng của nó, người dùng có thể hoạt động thoải mái mà ko lo lắng kính sẽ bị rơi hay xô lệch, kính áp tròng không để lại những vết hằn trên sống mũi hay gây vướng víu như khi sử dụng các loại kính đeo thông thường. Không những vậy, đối với những người có mắt mắc các tật khúc xạ và không muốn đeo kính, thì việc đeo kính áp tròng dường như là vật bất ly thân vậy. Việc làm quen với kính áp tròng vẫn luôn là vấn đề khó khăn đối với người bắt đầu
Trước khi bắt đầu sử dụng, bạn có thể tìm hiểu về cách đeo kính áp tròng dễ nhất hoặc hướng dẫn đeo kính áp tròng lần đầu sẽ giúp bạn tự tin và thoải mái hơn với việc sử dụng kính áp tròng.
1. Phải làm gì trước khi đeo kính áp tròng
Trước khi dùng kính áp tròng, người dùng nên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch nhằm diệt khuẩn và đảm bảo kính áp tròng cũng cần phải được vệ sinh với dung dịch vô trùng chuyên dụng cho kính. Cho dù tay bạn có tiếp xúc với các loại mỹ phẩm sạch thì cũng không nên chạm ngay vào kính, vì đây có thể là cầu nối để vi khuẩn xâm nhập vào mắt.
Nhỏ mắt cứ 30 phút/lần bằng các loại nước/thuốc nhỏ mắt chuyên dụng, để giúp mắt bớt cộm mắt gây khó chịu và làm giảm khô mắt
Cần đảm bảo tròng kính được trong suốt, sạch sẽ không có bụi hoặc các chất cặn bám.
Kiểm tra kỹ kính áp tròng ở chiều thuận trước khi đeo, khi ở chiều thuận kính có hình như cái bát, còn ở chiều nghịch mép rìa kính có hình như cái đĩa.
Khi mua kính áp tròng thì đừng quên những dụng cụ đi kèm như hộp đựng kính mắt, thuốc nhỏ mắt và lọ dung dịch vệ sinh kính mắt để đảm bảo việc sử dụng hợp vệ sinh và an toàn.
Xem thêm: 10 Lưu ý quan trọng khi sử dụng kính áp tròng
2. Cách đeo kính áp tròng
Cách lắp kính áp tròng
- Nhìn thẳng vào gương, hai mắt mở to. Đặt kính trên đầu ngón tay trỏ thuận, tay kia kéo nhẹ mi dưới xuống.
- Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa của tay còn lại kéo mi trên lên. Tiếp tục nhìn thẳng vào gương và nhẹ nhàng áp kính vào. Sau đó nhắm mắt lại và chớp nhẹ vài lần để kính nằm cố định.
- Nếu thấy cộm trong mắt thì nhìn vào gương, đẩy kính ra tròng trắng sau đó đưa vào lại tròng đen. Nếu còn cộm thì tháo kính ra khỏi mắt, rửa kính và thao tác đặt trở lại.
Cách tháo kính
- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng để bắt đầu tháo kính.
- Trước khi tháo kính, nhìn vào gương và liếc lên trên.
- Dùng ngón giữa kéo mi mắt dưới xuống.
- Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ kính và lấy kính ra ngoài.
3. Bảo quản kính áp tròng sau khi sử dụng
Sau khi tháo kính, bảo quản kính trong khay phải có chứa nước ngâm. Luôn thay nước ngâm sau mỗi lần sử dụng kính.
Thỉnh thoảng vệ sinh kính bằng cách bỏ kính vào lòng bàn tay, nhỏ hai hoặc ba giọt nước ngâm kính, dùng tay bóp nhẹ vài lần. Để ý kẻo móng tay nhọn có thể làm rách kính.
Xem thêm: Cận thị giả - Căn bệnh khó nhận biết
4. Thời gian đeo kính áp tròng cho người mới sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ
Hướng dẫn vệ sinh kính áp tròng
Khi đã hiểu về cách đeo kính áp tròng, cách đeo lens bằng dụng cụ, người mắc tật khúc xạ cần hiểu rõ cách vệ sinh kính áp tròng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kính áp tròng, chủ yếu được xếp vào hai loại đó là loại dùng lâu dài và loại dùng một ngày. Mỗi loại sẽ có cách vệ sinh khác nhau phù hợp.
Đối với loại kính dùng lâu dài, thường đối đa là 6 tháng thì có cách vệ sinh sạch sẽ lâu dài. Khi không sử dụng kính áp tròng thì bạn nên ngâm kính trong hộp đựng kính với dung dịch làm sạch chuyên dụng.
Sau khi sử dụng sau một ngày bụi bặm, bạn cần phải vệ sinh kính sạch sẽ bằng thuốc làm sạch kính áp tròng. Đặt kính nằm ngửa lên bàn tay, đổ một chút dung dịch làm sạch kính lên rồi dùng ngón trỏ xoay nhẹ để các bụi bẩn tạp chất được đưa ra ngoài, sau đó ngâm kính vào hộp đựng kính đậy kín lại (lưu ý phải rửa tay sạch sẽ trước).
Đối với những người mới sử dụng kính lần đầu thì nên nhỏ mắt thường xuyên, vừa làm giảm cảm giác cộm mắt, khó chịu khi đeo mà còn làm cho mắt đỡ khô và đỏ hơn, thông thường sau 30 phút thì nhỏ một lần, mỗi bên hai ngọt để mắt được làm sạch hơn.
Đeo kính áp tròng nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm mắt bị nhiễm trùng nên khi đi đường nên sử dụng kính chắn gió hay kính chắn bụi để làm giảm thiểu lượng bụi bẩn dính vào mắt, hơn nữa còn hạn chế các dị vật khác chui vào mắt, làm xước bề mặt lens.
Với dung dịch ngâm và nhỏ mắt nên thay ít nhất từ 2 đến 3 tháng trở lên, không nên dùng nước ngâm và thuốc nhỏ mắt hết hạn, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của kính và làm mắt bị nhiễm trùng. Không thay thế dung dịch ngâm chuyên dụng bằng nước muối sinh lý hay nước lọc bình thường, điều đó không giúp làm sạch kính mà còn làm thay đổi môi trường bảo quản kính, ảnh hưởng tiêu cực đến mắt.
5. Một số lưu ý khác
Cắt bỏ móng tay sạch sẽ: Móng tay có chứa rất nhiều vi khuẩn mà bạn không thể nhìn thấy được. Bởi vậy, để tránh vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với kính áp tròng gây hại cho mắt, bạn nên cắt bỏ móng trước khi đeo. Đặc biệt điều này cũng hạn chế tình huống lỡ chọc tay vào mắt.
Dùng nước nhỏ mắt hỗ trợ: Nước nhỏ mắt dành cho người đeo kính áp tròng có thành phần nước mắt nhân tạo giúp cung cấp độ ẩm cho mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi oxy của giác mạc diễn ra thuận lợi hơn. Người dùng nên nhỏ vài giọt nước nhỏ mắt trước khi đeo kính để tạo độ trơn cho mắt đồng thời rửa sạch bụi bẩn còn vương lại. Khi tháo kính ra cũng vậy, việc sử dụng nước nhỏ mắt sẽ giúp kính áp tròng được tháo ra dễ dàng hơn và tránh trầy xước không đáng có.
Không đeo kính áp tròng quá thời gian quy định hay đeo qua đêm: Bạn nên ghi nhớ kĩ điều này. Vì có thể một sáng sớm thức dậy bạn sẽ không còn nhìn rõ mọi vật chỉ vì thói quen tai hại này. Hãy nhớ tháo lens trước khi đi ngủ và đặt chúng vào khay dung dịch.
Rửa lại kính bằng dung dịch trước khi đeo: Sau thời gian ngâm trong khay đựng, các chất bụi bẩn sẽ bị đánh bật ra nhờ “sức mạnh” của dung dịch kính. Lúc này bạn cần tráng rửa lại một lần nữa bằng dung dịch ngâm để trôi hết chất bẩn trước khi đeo trở lại mắt.
Đeo thêm kính gọng khi ra đường: Kính gọng trong trường hợp này sẽ giúp ngăn cản bụi bẩn bay vào mắt, làm xước kính, ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vết xước. Đồng thời nếu di chuyển trong thời tiết nắng gắt, cặp kính râm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Khám mắt định kỳ: Hãy giữ liên lạc với bác sĩ và khám mắt định kì theo chỉ dẫn để được biết tình trạng mắt mình.
Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Nha Trang