Giới thiệu về khiếm thị
Định nghĩa khiếm thị
Theo WHO: Khiếm thị là các trường hợp giảm thị lực 2 mắt ảnh hưởng đến chức năng; thị lực dưới 6/18 đến phân biệt sáng tối hoặc có thị trường thu hẹp dưới 10 độ từ điểm định thị.
Ảnh hưởng của khiếm thị
Khiếm thị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và sự giáo dục của trẻ và tất cả các mặt trong sinh hoạt hằng ngày, làm việc và thời gian giải trí của người lớn, bao gồm:
- Giáo dục, làm việc, thời gian giải trí.
- Tương tác xã hội.
- Di chuyển.
- Phản ứng cảm xúc.
- Chăm sóc gia đình.
Tỉ lệ khiếm thị trên toàn cầu
Có hơn 120 triệu người khiếm thị. Khoảng 65 triệu trong số này bị khiếm thị không hồi phục và cần dịch vụ khiếm thị, hầu hết những người này là người già và dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi trong 20 - 30 năm do sự già hóa dân số. Con số khiếm thị trẻ em tuy nhỏ, nhưng gánh nặng khiếm thị tính theo số năm sống là khá lớn.
Nghiên cứu đã cho thấy rằng tỉ lệ khiếm thị trên thế giới thay đổi trong khoảng 10% ở Ân Độ đến 1% hoặc thấp hơn ở hầu hết các nước phát triển.
Ảnh hưởng tâm lí - xã hội của khiếm thị
Giảm thị lực ảnh hưởng đến 3 mặt chính của đời sống:
Ảnh hưởng chức năng: loại tổn hại thị giác của một người khiếm thị ảnh hưởng đến mức độ chức năng của người đó, vị trí của bệnh là yếu tố quan trọng duy nhất quyết định mức độ chức năng, ví dụ:
- Sự di chuyển có thể bị ảnh hưởng nếu mất nữa dưới thị trường.
- Việc đọc sẽ bị ảnh hưởng nếu tổn hại thị trường bên phải, vì đọc chữ đòi hỏi sự chuyển động và quét của mắt từ trái sang phải.
- Học tập sẽ khó nên mất thi trường trung tâm.
Ảnh hưởng xã hội:
Hành vi của người khiếm thị ảnh hưởng đến thái độ của người khác về mình, đồng thời phản ánh sự nhận thức và lòng tự trọng của bệnh nhân. Người khiếm thị cảm nhận thế nào về bản thân, về mù, về thái độ người khác về mình là một nhân tố quyết định lòng tự trọng, cũng như hành động thích ứng và kĩ năng đối phó cần thiết.
Ảnh hưởng tâm lý:
- Cự tuyệt: từ chối tiếp nhận thực tế.
- Giận dữ: tức giận với hoàn cảnh, với người cụ thể nào đó.
- Sợ hãi: sợ mất thị lực còn lại, công việc… Buồn rầu: buồn về sự mất mát, hoàn cảnh. Cô lập.
- Chán nản.
Nguyên nhân và triệu chứng của khiếm thị
Nguyên nhân
Để hiểu rõ hơn bản chất của thị lực còn lại, chúng ta cần xem xét nguyên nhân của khiếm thị, dưới đây là một số nguyên nhân của khiếm thị:
- Đục thể thủy tinh. Bạch tạng.
- Bệnh võng mạc đái tháo đường.
- Sẹo giác mạc có thể do thiếu vitamin A hoặc bệnh mắt hột.
- Bệnh đầu thị thần kinh. Glôcôm.
- Chấn thương.
- Viêm võng mạc sắc tố.
Triệu chứng và ảnh hưởng của khiếm thị
Người khiếm thị có thể có những triệu chứng sau: nhìn hình biến dạng ở cả gần và xa; thị trường thu hẹp; giảm thị lực ban đêm; mù màu; thị trường tương phản giảm nặng… Ảnh hưởng: người khiếm thị gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện hoạt động hằng ngày một cách độc lập. Với người khiếm thị thường cần nhiều thời gian hơn người bình thường để thực hiện các hoạt động. Khi dùng mắt trong một thời gian dài, người khiếm thị có thể chóng mệt hơn những người khác. Một số người khiếm thị nhìn vật to dễ hơn và hữu ích khi dùng chữ to để đọc. Tuy nhiên vật to không phải bao giờ cũng là tốt nhất với một số người, kích thước của vật không phải bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất, những yếu tố như khoảng cách, lượng ánh sáng, màu sắc và tương phản cũng làm cho vật dễ nhìn thấy hơn.
Khi đánh giá những bệnh gây giảm thị lực, cần xem xét những triệu chứng và ảnh hưởng chức năng của nó đối với bệnh nhân, và những thay đổi hành vi do nó gây ra, gồm:
Giảm thị lực:
Là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh mắt gây ra khiếm thị. Nó có thể do nhiều bệnh mắt gây ra, bao gồm: thoái hóa/ loạn dưỡng giác mạc, lệch thể thủy tinh, không có mống mắt, bạch tạng, bệnh võng mạc đái tháo đường có phù hoàng điểm, sẹo giác mạc, nhược thị…
Một bệnh nhân có giảm thị lực không thể thấy được chi tiết rõ nét. Giảm thị lực có khả năng làm giảm chất lượng cuộc sống của người khiếm thị trong đó có hoạt động đọc, viết, lái xe…
Giảm thị lực tương phản:
Có thể xảy ra sớm ở các bệnh trong khi thị lực còn chưa ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng tối thiểu. các bệnh dẫn đến giảm thị lực tương phản gồm có đục môi trường (đục TTT, sẹo giác mạc, sẹo giác mạc, bệnh dịch kính…), bệnh vỗng mạc đái tháo đường, glocom
Bệnh nhân giảm thị lực tương phản cũng thường rất nhạy cảm với đèn và ánh sáng chói. Họ thường hoạt động ở nơi ánh sáng chói tốt hơn hoặc tối hơn tùy theo nguyên nhân của khiếm thị.
Tổn hại thị trường:
Có thể ở trung tâm hoặc ngoại vi. Nhiều bệnh khác nhau có thể dẫn đến giảm chức năng. Tổn hại thị trường có thể là giảm chức năng nguyên phát, nhưng cũng có giảm chức năng thứ phát.
Tổn hại thị trường trung tâm dẫn đến mất khả năng nhận biết các vật hoặc người ở hướng nhìn thẳng phía trước. Tổn hại thị trường có thể tương đối hoặc tuyệt đối
Tổn hại thị trường ngoại vi ảnh hưởng đến khả năng nhận biết người hoặc vật ở phía bên. Thị lực bị giảm một phần hoặc mất hoàn toàn ở bên thị trường bị tổn hại. Các bệnh dẫn đến tổn hại thị trường ngoại vi có xu hướng ảnh hưởng đến vùng võng mạc có nhiều tế bào quang thụ hình que, do đó làm cho bệnh nhân khó di chuyển từ một môi trường sáng sang một môi trường tối và ngược lại, hậu quả là khó lái xe, đặc biệt là trong đêm
Quản lý bệnh nhân khiếm thị
Các giải pháp cải thiện khả năng đọc
Giảm thị lực: Giải pháp bằng phóng đại
Các nguyên lý của phóng đại
- Độ phóng đại có kích thước tương đối: Lấy 1 vật kích thước định trước và thiết kế chúng có kích cơ to hơn. Ví dụ: sách chữ to
- Độ phóng đại bằng khoảng cách tương đối (RDM): Bệnh nhân đến lại gần vật hơn hay vật được di chuyển đến gần bệnh nhân hơn. Trong cả 2 trường hợp, đều tăng kích thước ảnh trên võng mạc.
RDM = Khoảng cách ban đầu : Khoảng cách mới Ví dụ: Thay đổi khoảng cách vật tiêu từ 40cm đến 20cm. Độ phóng đại khoảng cách tương đối
RDM = 40:20 = 2
Giảm độ nhạy cảm tương phản:
Bằng cách tăng cường ánh sáng và độ tương phản.
Kích thước và vị trí của ám điểm. Các giải pháp có thể được phối hợp:
Phóng đại + Ánh sáng + Tăng tương phản
Lựa chọn thiết bị trợ thị:
- Kính nhìn gần có độ add thêm vào (còn gọi là Microscope) hoặc lăng kính nửa đáy.
- Kính lúp cầm tay
- Kính lúp có chân
- Chặn giấy, kính lúp mái vòm
- Kính lúp điện tử cầm tay
- Ipad và máy tính bảng
- CCTV và máy tính bàn