“MÙ MÀU” LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

“MÙ MÀU” LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
 
Mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác. Khi gặp chứng bệnh này, người bệnh không thể phân biệt được một số màu sắc như xanh lá, đỏ, xanh lam.
 
Võng mạc chịu trách nhiệm nhận biết màu sắc từ lớp tế bào cảm thụ ánh sáng gồm tế bào hình que và tế bào hình nón. Trong đó, tế bào hình que giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật vào ban đêm, còn tế bào hình nón giúp chúng ta nhìn thấy màu sắc của vật thể rõ ràng và chi tiết hơn vào ban ngày.
 
Não bộ sẽ tiếp nhận thông tin từ các tế bào hình nón để nhận thức về màu sắc. Khi các tế bào hình nón không hoạt động hoặc tiếp nhận màu khác với bình thường, dẫn đến tình trạng mù màu thể nhẹ hoặc nặng.
 
Bệnh mù màu do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do yếu tố di truyền hoặc một số nguyên nhân phổ biến:
 
🔸Do rối loạn di truyền: Bệnh mù màu liên quan đến các cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX, XY). Bệnh phát sinh do đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt để phân biệt màu sắc.
 
🔸Do mắc một số bệnh như: tiểu đường, huyết áp cao, thoái hóa điểm vàng, Alzheimer, Parkinson, bạch cầu… có thể là điều kiện gây thâm hụt màu, ảnh hưởng đến nhận diện màu sắc của mắt.
 
🔸Do thuốc, một số thuốc có thể làm thay đổi nhìn màu sắc như: thuốc điều trị bệnh tim, cao huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh, trầm cảm…
 
🔸Do lão hóa mắt: Theo thời gian, mắt bị lão hóa khiến khả năng nhìn màu sắc không còn chính xác. Trong đó, một số bệnh lý về mắt do lão hóa như đục thủy tinh thể cũng làm mắt mờ đi.
 
🔸Do hóa chất: Việc tiếp xúc với một số hóa chất mạnh như disulfua carbon, phân bón và styrene có thể gây mất màu sắc thị giác. Nếu công việc phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất này thì tầm nhìn màu sắc sẽ bị ảnh hưởng bởi vì sự mất mát của một số tầm nhìn màu sắc.
 
Bệnh mù màu thường có nhiều triệu chứng bệnh khác nhau, tùy vào mức độ bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung bệnh thường có những dấu hiệu:
 
▪️Không phân biệt được một số màu sắc
 
▪️Khó phân biệt màu sắc trong điều kiện ánh sáng kém
 
▪️Mắt nhạy cảm với điều kiện quá sáng
 
▪️Dùng sai màu khi vẽ
 
▪️Khó đọc khi nền trang giấy có nhiều màu sắc
 
▪️Nhiều trường hợp thường chỉ thấy màu trắng, xám, đen
 
▪️Bị rối loạn thị lực cũng có thể gặp ở bệnh nhân mù màu
 
Cách phòng ngừa bệnh mù màu:
 
🔻Đối với trẻ từ 3-5 tuổi, đặc biệt là bé trai cần thăm khám và kiểm tra sắc giác định kỳ bằng bảng thiết kế đặc biệt. Việc kiểm tra ở giai đoạn sớm trong lứa tuổi đi học sẽ giúp phát hiện các bất thường của sắc giác, để có biện pháp hỗ trợ, tránh những phiền toái mà trẻ gặp phải. Ngoài ra, việc tầm soát này cũng cần thiết đối với một số ngành nghề đặc thù như: tài xế, thiết kế, đồ họa…
 
🔻Chú ý điều trị các bệnh nội khoa có thể dẫn đến mù màu như: tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…
 
🔻Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra bộ nhiễm sắc thể trước khi lập gia đình để có cách phòng tránh cho con cái.
 
🔻Cần mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.
 
🔻Tránh các chấn thương vùng mắt, vùng đầu, dễ gây tổn thương đến thị giác
 
🔻Không nên tự ý dùng thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ
 
🔻Cần tham vấn ý kiến của bác sĩ khi thấy những vấn đề bất thường về thị giác.
 
Bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý. Để lại comment dưới bài viết hoặc: 📥Inbox fanpage m.me/matsaigonnhatrang
 
☀️Tham khảo phí xoá cận: https://lasik.vn/
☀️Trao đổi kinh nghiệm xoá cận, chăm sóc mắt: https://www.facebook.com/groups/phauthuatxoacannhatrang
-------------------------------------
BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN NHA TRANG
✨ 𝗦𝗮́𝗻𝗴 𝗺𝐚̆́𝘁 𝘀𝗮́𝗻𝗴 𝗰𝐚̉ 𝗻𝗶𝐞̂̀𝗺 𝘁𝗶𝗻 ✨
💒 : Lô 9-24, Đường 23/10, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
☎️ HOTLINE: 094 943 0015 - 082 294 9966
📞Điện thoại: 0258 3895 039
♻️Tổng đài CSKH toàn quốc: 1900 555 553
📧Email: contact.msgnt@matsaigon.com

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Lasik: 0949430015 Phaco: 0822949966