[Bản tin y khoa] KHI BỆNH NHÂN MẮT LÀ TRẺ EM

[Bản tin y khoa] KHI BỆNH NHÂN MẮT LÀ TRẺ EM

 

Ảnh hưởng của bệnh về mắt đối với trẻ em

Thông thường, gần 3/4 kiến thức đầu đời của  một đứa trẻ được tiếp nhận thông qua đôi mắt, 1/3  vỏ não thị giác của một người lớn phản ứng lại  với những kích thích về  thị  giác. Chính vì  vậy, việc mất thị lực  sớm  sẽ  tác  động  lớn  đến  quá  trình phát triển của trẻ như dẫn đến  việc trẻ  chậm bò hoặc đi. Công tác  phòng tránh mất  thị  lực, cũng như việc bảo đảm đúng phương pháp chữa trị vào đúng thời điểm nhằm giữ lại chức năng nhìn cho trẻ có ảnh hưởng rất  lớn  đến  quá  trình phát triển của trẻ em.

Lắng nghe các bà mẹ

Bất kì bà mẹ nào  cũng nhận ra  những vấn  đề  về mắt của trẻ trong  trường  hợp  con  họ  có  những biểu hiện bất thường. Vì vậy, thông điệp chính mà chúng tôi muốn  gửi  tới  những người làm  công  tác y tế là tin tưởng vào các bà mẹ.

hiệu của u nguyên  bào võng  mạc,  bé sẽ được chữa trị theo đúng phương pháp và được cứu lấy mạng sống, bởi bệnh U nguyên  bào võng  mạc có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Chẩn đoán chính xác triệu chứng của bệnh thiếu vitamin A và bổ sung  cho trẻ một liều  lượng vitamin cao sẽ làm giảm nguy cơ tử vong của trẻ.

Những thách thức

Đánh  giá thị lực của trẻ em thực  sự là công việc rất khó khăn.  Trẻ từ 5 tuổi  trở lên có thể được kiểm tra thị lực bằng  bảng  thị lực Snellen  hoặc bảng  Landolt  C. (Mẹo  nhỏ:  Nếu đứa trẻ có   thể đưa tay qua đỉnh  đầu và chạm  vào tai bên kia,  thì có nghĩa  là bé ít nhất  đã được  5 tuổi).  Dưới  5 tuổi, cần sử dụng những  phương  pháp  khác  để đánh giá thị lực như bài kiểm  tra đối chiếu,  hoặc bài kiểm tra nhận dạng và tìm những vật nhỏ trên một phông  nền màu trơn.  Tuy nhiên,  không  phải lúc nào người  ta cũng  có thể tiến  hành  bài kiểm tra đối chiếu.

Hãy tạo sự khác biệt

Việc các nhân viên chăm sóc mắt có những chẩn đoán  chính  xác là một yếu tố rất quan  trọng.  Ví dụ, khi bạn xác định  và chuyển  khoa  đúng  cho một đứa trẻ có dấu hiệu đồng tử trắng - một dấu hiệu của u nguyên  bào võng  mạc,  bé sẽ được chữa trị theo đúng phương pháp và được cứu lấy mạng sống, bởi bệnh U nguyên  bào võng  mạc có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Chẩn đoán chính xác triệu chứng của bệnh thiếu vitamin A và bổ sung  cho trẻ một liều  lượng vitamin cao sẽ làm giảm nguy cơ tử vong của trẻ.

Bên ngoài phòng khám

Quan  tâm các vấn đề bên ngoài  phòng  khám nhằm góp phần  làm giảm  số lượng trẻ mất thị lực và mắc các bệnh  về mắt.  Ví dụ, bạn có thể trao đổi với nhân  viên  ở các phòng  khám  chăm  sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nhân viên tiêm phòng hoặc có thể đề nghị họ chuyển bất kì một đứa trẻ nào đến khoa mình nếu thấy bé có vấn đề đáng lo ngại về mắt giúp  cho các em được  chuyển  đến đúng khoa sớm hơn.

Nếu bắt gặp một đứa trẻ bị mắt hột, thiếu vitamin A, hoặc bị sởi, điều đó đồng nghĩa với việc trong khu vực đó cũng  có những  đứa trẻ khác  mắc các vấn đề tương  tự, bạn cần tìm hiểu  đứa trẻ đó đến từ vùng nào và thông  báo ngay  cho chính  quyền địa phương.

Danh sách mười điều  cần nhớ dưới  đây được khuyến cáo bởi Tổ chức  Y tế Thế giới  và được tổng hợp dành riêng cho nhân viên y tế ban đầu. Cũng nên trao đổi với các bà mẹ về mười  điều cần nhớ đó để tránh  cho con họ không  bị mất thị lực và mắc các bệnh về mắt.

Mười điều cần nhớ dành cho nhân viên y tế

  1. Rửa sạch mắt cho trẻ ngay sau khi sinh và bôi vào mắt cho bé thuốc mỡ kháng  sinh  hoặc thuốc nhỏ mắt khử trùng.
  2. Bổ sung cho mẹ 000 đơn vị vitamin A theo chuẩn quốc tế (IU) ngay sau khi sinh.
  3. Tuyên truyền động viên nuôi con bằng sữa mẹ song song với chế độ dinh dưỡng tốt.
  4. Tiêm ngừa sởi vào tháng  thứ 9 và bổ sung thêm 000 UI vitamin  A cho bé. Khuyến khích tiêm ngừa lần 2 để bảo vệ bé tốt hơn.
  5. Đối với trẻ bị bệnh sởi hoặc  nghi  ngờ bị suy dinh dưỡng, tiêm  000  IU vitamin  A (nếu nhỏ hơn 12 tháng tuổi) hoặc 200.000IU vitamin A (nếu bé từ 12 tháng tuổi trở lên).
  6. Giữ mặt trẻ luôn sạch.
  7. Nếu trẻ không nhìn thấy  rõ, đưa trẻ đến gặp ngay một nhân viên chăm sóc mắt càng  sớm càng tốt.
  8. Nếu phát hiện có đồng tử trắng  hoặc  những biểu hiện bất thường về mắt,  đưa trẻ đến gặp ngay một nhân viên chăm sóc mắt.
  9. Nếu phát hiện  bị chấn  thương  mắt nghiêm trọng  hoặc  bị đỏ mắt,  đưa trẻ đến gặp ngay một nhân viên chăm sóc mắt.
  10. Không dùng các loại thuốc  truyền  thống  (do chế biến) cho mắt.

    Hãy tạo sự khác biệt

    Trẻ em không phải là một phiên bản thu nhỏ của người lớn. Mắt của trẻ cũng  không  phải  là mắt người  lớn thu nhỏ.  Mắt trẻ em có nhu cầu chăm sóc khác biệt và thường  là cấp thiết  hơn so với người  lớn.  Không  thể phủ nhận  việc  khám  mắt cho trẻ trong phòng khám là một công  việc  gặp nhiều thử thách. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để bạn, đồng nghiệp của bạn,  cha mẹ của trẻ,  cũng như cộng đồng, có thể làm để giảm  nguy  cơ các bệnh về mắt và tình  trạng  mất thị lực ở trẻ.  Hy vọng rằng, vấn đề này sẽ thôi  thúc  bạn tìm ra phương cách chăm sóc mắt hiệu quả nhất để giúp đỡ cho cả trẻ và các bậc cha mẹ, và giúp cho việc chữa trị tại bệnh viện trở nên đơn giản hơn.

    Nguồn: Tạp chí Community Eye Health, tháng 3 năm 2010

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Lasik: 0949430015 Phaco: 0822949966